Đơn xin sửa chữa nhà và những quy định mới năm 2022

5/5 - (1 vote)

Trước khi tiến hành sửa chữa và cải tạo nhà, việc làm đơn xin sửa chữa nhà và được cấp phép là thủ tục đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải thực hiện. Cùng Cách Decor tìm hiểu cách làm đơn xin sửa chữa nhà nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp lý qua bài viết dưới đây nhé!

Đơn xin sửa chữa nhà là gì?

Đơn xin sửa chữa nhà được hiểu là giấy tờ pháp lý mà mỗi công dân hoặc tổ chức gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để xin được cấp phép sửa chữa nhà ở. Đây là giấy tờ quan trọng và nhất định phải cần có trước khi tiến hành sửa chữa nhà. Nếu như chủ nhà không nộp đơn mà vẫn tự ý tiến hành sửa chữa thì sẽ bị đình chỉ và phạt theo quy định của pháp luật.

Cần được cấp phép trước khi sửa chữa nhà
Cần phải làm đơn trước khi tiến hành thi công

Trong đơn xin sửa chữa nhà, các bạn cần phải đảm bảo một số nội dung như sau để đảm bảo chính xác:

  •  Thông tin chi tiết về đơn vị chủ đầu tư.
  •  Thông tin chi tiết về công trình nhà ở cần sửa chữa.
  •  Thông tin về đơn vị thi công và đơn vị thiết kế.
  •  Thời gian dự kiến hoàn thành việc sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Xem thêm: Cách làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 chuẩn xác nhất năm 2022

Mẫu đơn xin cấp phép cải tạo sửa chữa nhà ở

Để giúp các bạn nắm rõ được những thông tin và tránh xảy ra các sai sót trong quá trình làm bạn có thể làm đơn theo theo 2 cách. Làm đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay hoặc đánh máy. Hoặc download đơn xin sửa chữa nhà ở trên internet để tham khảo.

 

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà
Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở năm 2022

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần cung cấp trong đơn xin sửa chữa nhà ở, đừng bỏ lỡ những bài viết thông tin về đơn xin sửa chữa nhà chung cư, đơn xin sửa chữa nhà tập thể tại Cách Decor nhé!

5 quy định mới về đơn xin sửa chữa nhà năm 2022

Đơn xin sửa chữa nhà ở là giấy tờ pháp lý quan trọng, các bạn cần phải đảm bảo tối đa các yêu cầu về nội dung và hình thức. Sau đây là 5 lưu ý mà bạn cần phải quan tâm để có thể sửa chữa nhà một cách hợp pháp và nhanh chóng nhất.

Sửa chữa nhà ở
Nếu thi công khi chưa nộp đơn xin sửa chữa nhà và giấy phép được sửa chữa nhà ở bạn có thể bị xử phạt hành chính

Điền đầy đủ mọi thông tin

Khi viết đơn xin sửa chữa nhà, các bạn cần đảm bảo các nội dung thông tin cần phải chính xác và rõ ràng. Đây được xem là điều kiện pháp lý để các cơ quan nhà nước tiến hành thẩm tra và giám sát trước và sau quá trình xây dựng. 

Các nội dung thông tin mà bạn cần phải đảm bảo bao gồm:

  •  Địa chỉ cơ quan có thẩm quyền nhận đơn xin sửa chữa nhà ở: ghi rõ địa chỉ huyện, quận, thị xã,…
  •  Thông tin về đơn vị chủ đầu tư (có thể là cá nhân hoặc tổ chức): các bạn cần đầy đủ các thông tin về tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại,…
  •  Tình trạng nhà ở cần sửa chữa: ghi rõ về địa điểm của ngôi nhà ( tên đường, xã, huyện, quận, thành phố, tỉnh,..), diện tích theo bìa đỏ, nội dung và danh mục cần cải tạo, loại công trình,…

Trong nhiều trường hợp, nếu các thông tin không chính xác thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề pháp lý sau này, nhất là việc thanh tra, kiểm tra ngẫu nhiên. Gia chủ sẽ có thể bị xử phạt cao nếu các thông tin bị sai lệch.

Đính kèm các loại giấy tờ cần

Bên cạnh việc viết chính xác các nội dung trong đơn xin sửa chữa nhà, các bạn cần phải đính kèm một số loại hồ sơ, giấy kèm theo quy định của pháp luật bao gồm:

  •  Bản vẽ nhà và các hạng mục cần phải cải tạo.
  •  Giấy công nhận quyền sở hữu nhà đất.
  •  Hồ sơ đã kiểm định móng nhà.
  •  Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của chủ đầu tư (công chứng).
  •  Hộ khẩu (công chứng).
  •  Biên bản tờ khai thuế trước bạ.

Xem thêm: Mẫu đơn xin sửa chữa nhà tình nghĩa chuẩn xác nhất năm 2022

Trường hợp đặc biệt không cần nộp đơn xin sửa chữa nhà năm 2022

Theo quy định của Luật xây dựng, các bạn không cần nộp đơn đến các cơ quan chức năng nếu nằm trong các trường hợp như sau:

  • Công trình sửa chữa không gây ra sự thay đổi trong kết cấu chịu lực, công năng để sử dụng hay các yếu tố về môi trường và an toàn trong thi công công trình.
  • Công trình sửa chữa không làm thay đổi bề mặt kiến trúc mặt ngoài khi tiếp giáp với mặt đường theo các yêu cầu về quản lý kiến trúc.
  • Công trình nhà tại các khu vực vùng sâu, vùng xa không thuộc khu vực quy hoạch dân cư tại các vùng nông thôn.

Đối với những trường hợp này, các bạn chỉ cần gửi đơn đến cán bộ phụ trách việc xây dựng ở địa phương. Thủ tục của đơn xin sửa chữa nhà đối với những trường hợp không thay đổi kết cấu chịu lực sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Mức phạt khi không làm đơn xin sửa chữa nhà ở phường

Trong trường hợp chủ đầu tư không nộp đơn xin sửa chữa nhà, các bạn cần phải nộp phí phạt theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/ NĐ-CP như:

  • Mức phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ đối với những công trình nhà ở riêng lẻ nằm trong những khu vực bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa.
  • Mức phạt từ 20.000.000 – 30.000.000 VNĐ đối với những công trình nhà ở trong khu đô thị.
  • Mức phạt từ 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ đối với các công trình xây dựng bắt buộc cần phải lập báo cáo liên quan về kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án về đầu tư xây dựng.

Tùy theo từng trường hợp, nếu không có đơn xin sửa chữa nhà và giấy cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà, thì việc thi công sẽ có thể bị đình chỉ vô thời hạn, nhất là khi ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố cảnh quan môi trường và cuộc sống sinh hoạt của người xung quanh.

Quy trình nộp đơn và cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà

Sau khi hoàn thành hồ sơ của đơn xin sửa chữa nhà, các bạn cần làm theo các quy trình sau đây để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà hợp pháp nhé.

Sửa chữa, cải tạo nhà ở cần phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Sửa chữa, cải tạo nhà ở cần phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép
  • Bước 1: Làm đơn xin sửa chữa nhà ở.
  • Giấy tờ cần được làm đúng theo quy định, các thông tin cần đảm bảo chính xác, rõ ràng về tình trạng công trình, thông tin của chủ nhà, đơn vị thi công,…. cùng các giấy tờ đính kèm.
  • Bước 2: Nộp đơn xin sửa chữa nhà ở cùng các giấy tờ liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Địa chỉ nộp đơn xin sửa chữa nhà ở chính là UBND xã, phường,… ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngôi nhà đó. Các bạn cần phải tìm hiểu và nộp chính xác cơ quan đơn vị phụ trách việc cấp giấy phép sửa chữa nhà ở.
  • Bước 3: Cơ quan sẽ thẩm tra hồ sơ xin sửa chữa nhà ở và cấp giấy phép sửa chữa nhà ở.
  • Thời gian để cơ quan giải quyết hồ sơ xin sửa chữa nhà ở của bạn sẽ là khoảng 20 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ. Sau đó, các bạn sẽ lên cơ quan để nhận đơn cấp phép sửa chữa, cải tạo và hoàn toàn có thể bắt đầu quá trình thi công của mình.
  • Bước 4: Trước 7 ngày tiến hành thi công, đơn vị chủ đầu tư cần gửi thông báo về ngày khởi công đến cơ quan đã cấp phép cùng UBND tại cấp phường hoặc xã.

Bên cạnh đó, các bạn cần nộp bản vẽ chi tiết nhà và văn bản, hồ sơ pháp lý của đơn vị phụ trách thi công cho cán bộ xây dựng tại địa phương. Trong trường hợp muốn thay đổi các nội dung thông tin thì cần báo lại cơ quan chức năng có thẩm quyền để cấp phép lại.Khi chuẩn bị bắt đầu thi công, các bạn cần ép plastic giấy phép xây dựng và treo trước cửa của công trình để mọi người đều được nắm rõ.

Xem thêm: 5 lưu ý cực kỳ quan trọng khi sửa nhà 2022

Mong rằng sau bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về các quy định và cách viết đơn xin sửa chữa nhà theo đúng quy định của pháp luật. Cách Decor chúc các bạn sẽ thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Bài viết liên quan