Chống thấm đã và đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong quá trình thi công và sử dụng của mỗi ngôi nhà. Vậy còn chần chừ gì mà không cùng Cách Decor khám phá các vật liệu chống thấm hiệu quả và phù hợp cho mỗi gia đình.
Vật liệu chống thấm là gì?
Vật liệu chống thấm được hiểu là các sản phẩm giúp ngăn ngừa sự ảnh hưởng của nước đế kết cấu công trình. Thông thường, các vật liệu chống thấm được sử dụng bằng việc sơn, quét, dán,… lên bề mặt hoặc trộn cùng xi măng trong quá trình thi công.
Vật liệu chống thấm có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chống thấm, giúp bảo vệ kết cấu và duy trì sự bền vững cho ngôi nhà của bạn.
Phân loại các vật liệu chống thấm
Vật liệu chống thấm được phần loại dựa trên cấu tạo, công năng sử dụng, hình dạng,…. Dưới đây là 3 loại vật liệu chống thấm phổ biến nhất
- Sơn chống thấm: Sơn chống thấm có dạng dung dịch, dễ thấm hút lên trên các bề mặt và mang lại giá trị thẩm mỹ vô cùng lớn.
- Màng chống thấm: Các lớp màng chống thấm thường được cấu tạo từ nhựa hoặc bitum. Cách sử dụng màng chống thấm là dán trực tiếp lên bề mặt của công trình, từ mái nhà đến hố, nền, móng,… của ngôi nhà.
- Hóa chất chống thấm: Các loại hóa chất chống thấm không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng thấm dột trong ngôi nhà mà còn giúp xử lý vết nứt, rạn tại tường, cổ trần,… Hóa chất chống thấm hiện nay là sản phẩm rất được tin dùng.
Xem thêm: Vật liệu chống thấm cổ ống hiệu quả
Top 6 vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay
Để giúp bạn tìm ra được loại vật liệu chống thấm phù hợp nhất, Cách Decor xin được giới thiệu Top 6 vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay. Hãy cùng khám phá ngay thôi nào.
Vật liệu chống thấm gốc xi măng
Vật liệu chống thấm gốc xi măng hiện đang được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả, an toàn và tiết kiệm mà vật liệu này mang lại. Cấu tạo của xi măng chống thấm bao gồm 2 thành phần chủ yếu là chất lỏng với khả năng chống thấm và phần bột có gốc xi măng. Các thành phần được pha chế theo tỷ lệ hoàn hảo để đảm bảo hiệu quả chống thấm
Các vật liệu chống thấm gốc xi măng mang đến khả năng chống thấm rất tốt cho mọi kết cấu công trình, bất kể công trình mới hay cũ. Đặc biệt, vật liệu này còn ngăn ngừa hiệu quả việc oxy hóa, muối hóa, nấm mốc, ăn mòn,… trên mọi bề mặt. Theo tính toán, chi phí sử dụng vật liệu này tương đối rẻ mà cách sử dụng lại vô cùng đơn giản, nhanh chóng.
Các vị trí thích hợp sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng như: trần nhà, nền nhà vệ sinh,… Bên cạnh đó, vật liệu chống thấm gốc xi măng còn có khả năng cải thiện tình trạng hoen ố, nấm mốc, tạo thành lớp lót tường và giúp nâng cao tuổi thọ cho kết cấu ngôi nhà.
Vật liệu chống thấm polyurethane
Vật liệu chống thấm polyurethane có thành phần gồm carbamate, được hình thành bởi 2 dạng là nhiệt rắn và nhiệt dẻo. Đặc tính của vật liệu này là tính xốp, có bọt và độ đàn hồi cao, chống thấm dột hiệu quả. Tính ứng dụng của loại vật liệu này không chỉ là các bề mặt cần chống dột mà còn là các sản phẩm tấm cách nhiệt, lốp xe,…
Theo nghiên cứu khoa học, vật liệu chống thấm gốc polyurethane có độ bền rất cao, mang đến khả năng chống lại tia UV, chịu được sự thay đổi nhiệt độ lớn và mang lại tính thẩm mỹ rất cao cho bề mặt. Một số sản phẩm chống thẩm đến từ polyurethane như:
- Mariseal 250: Có khả năng che phủ tốt và đảm bảo theo các tiêu chuẩn Châu Âu. Tuổi thọ lên đến 10 năm.
- Mariseal 270: Có khả năng chống sốc, kháng sương, bám dính và độ đàn hồi cao. Giá thành của sản phẩm phải chăng.
- Maxbond 328E: Khả năng bám dính tốt, có thể thi công mà không phải sử dụng các lớp lót.
- Neoproof PU W: Đây là sản phẩm được đánh giá thân thiện với môi trường và hoàn toàn có thể sử dụng trên nhiều bề mặt.
Vật liệu chống thấm sika
Vật liệu chống thấm sika chắc hẳn là cái tên không còn xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam, đến từ Tập đoàn Sika của Thụy Sĩ. Hiện nay, các sản phẩm vật liệu chống thấm Sika thường được sử dụng để chống thấm sàn nhà, tường, lớp lót, trần nhà,…
Hiện nay, Vật liệu chống thấm sika đang có 3 loại chính như sau:
- Hóa chất chống thấm Sika: Đây là vật liệu chống thấm được sử dụng nhiều nhất, các bạn chỉ cần quét lên bề mặt là có thể gia tăng khả năng chống thấm cho bề mặt. Hiện nay, vật liệu chống thấm Sika ở dạng hóa chất được sử dụng phổ biến, từ nhà dân cho đến các tòa nhà cao tầng.
- Màng chống thấm Sika: Màng chống thấm Sika có 2 loại chính là màng tự dính và màng khò nóng. Tùy theo từng loại sẽ có cách thức sử dụng và kỹ thuật riêng.
- Băng cản nước Sika: Băng cản nước Sika là loại vật liệu chống thấm được làm từ thành phần nhựa PVC, mang lại độ bền, chống thấm tốt. Thậm chí băng cản nước Sika còn được sử dụng ở các đập thủy điện, bể chứa nước, hồ thủy lợi,…
Xem thêm: 6 sản phẩm được ưa chuộng nhất 2022
Tôn chống thấm
Sử dụng tôn chống thấm đang là sự lựa chọn của rất nhiều người, giúp mang đến khả năng chống thấm rất tốt và duy trì độ bền lên đến vài chục năm. Tuy nhiên, để thi công tôn chống thấm cần rất nhiều kỹ thuật cao để đảm bảo sự gắn kết giữa các tấm tôn và mặt tường. Cùng với đó, tôn chống thấm cũng rất dễ bị cong vênh do tác động từ bên ngoài.
Cách thi công tôn chống thấm:
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu để thi công như tôn, ốc vít, máy bắn tôn,…. Bên cạnh đó, các bạn cần phải làm sạch bề mặt tiếp giáp với tôn, loại bỏ các loại bụi bẩn, rêu mốc,…. Đối với những khu vực xảy ra tình trạng rạn nứt, lồi lõm,… thì các bạn có thể sử dụng vôi hoặc vữa để sửa lại.
- Bước 2: Dựng các khung sắt vào tường, sau đó bắn các tấm tôn để chuẩn bị. Sau đó, các bạn cần sử dụng các loại keo chống thấm để bịt chặt những khe hở tại các mấu nối từ hai tấm tôn. Các bạn lưu ý cần phải ép chặt tấm tôn vào thành tường để ngăn ngừa tình trạng nước có thể chảy vào trong, đồng thời cố định thật chặt các khung sắt.
Sơn chống thấm
Sơn chống thấm hiện là một trong những loại vật liệu chống thấm được nhiều người ưa chuộng nhất. Cơ chế của sơn chống thấm sẽ là ngăn ngừa tình trạng thấm dột, tạo nên một lớp màng chống thấm và bảo vệ ngôi nhà bạn luôn sáng bóng và bền vững theo thời gian.
Một số loại sơn chống thấm hay còn gọi là vật liệu chống thấm bạn cần lưu ý:
- Sơn chống thấm gốc xi măng: Loại sơn này có thành phần chính là gốc xi măng, mang lại độ bám dính rất cao giúp chống nước hiệu quả và bảo vệ kết cấu của ngôi nhà. Tuy nhiên, loại sơn có gốc xi măng thường không có khả năng co giãn nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các chấn động.
- Sơn chống thấm gốc bitum polymer: Loại sơn này có thể sử dụng ở mọi bề mặt, rất dễ thấm hút và bám dính.
- Sơn chống thấm gốc silicate: Đây là loại sơn được ưa chuộng nhất, khắc phục được các nhược điểm của các dòng sơn trên. Tuy nhiên, giá thành của dòng sơn này thường khá cao.
Màng chống thấm
Màng chống thấm được biết đến là loại vật liệu chống thấm sân thượng hiệu quả, được làm từ polymer tổng hợp giúp mang đến khả năng chống thấm vô cùng hiệu quả. Sử dụng màng chống thấm sẽ giúp ngăn ngừa chất lỏng hoặc độ ẩm, đảm bảo kết cấu luôn được duy trì ở điều kiện lý tưởng.
Một số loại màng chống thấm:
- Màng chống thấm tự dính: Màng chống thấm tự dính được bao phủ bởi lớp HDPE với mặt sau có chứa silicon để bảo vệ kết cấu. Loại màng chống thấm này rất dễ sử dụng, có khả năng bám dính cực kỳ tốt và chống xâm thực do clo, kiềm, axit,…
- Màng chống thấm khò nóng: Đây là loại màng chống thấm dạng dẻo, được sản xuất theo phương pháp spunbond.
Vật liệu chống thấm là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình chống thấm. Cách Decor hi vọng với những chia sẻ trên bạn có thể áp dụng vào chính căn phòng của mình. Đừng quên theo dõi Cách Decor để biết thêm thật nhiều kinh nghiệm chống thấm nhé!