Tường nhà bị nứt không chỉ xuất hiện ở những căn nhà cũ mà ngay cả những ngôi nhà mới xây cũng gặp phải tình trạng này. Hãy cùng Cách Decor tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt nhé!
Nguyên nhân tường nhà bị nứt
Tường nhà bị nứt là sự cố mà không ai muốn gặp phải, đây là tình trạng của nhiều ngôi và cũ và cả những ngôi nhà mới xây. Sự cố này khiến nhiều người hoang mang và lo lắng khi sống trong một môi trường như vậy. Việc nứt tường có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân. Dưới đây là 5 nguyên nhân mà Cách Decor tổng hợp được:
Do yếu tố thời tiết và nhiệt độ
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng lạnh đan xen. Theo quy luật, lạnh co vào và nóng thì nở ra khiến hệ thống tường bị biến đổi theo thời tiết. Do sự co dãn đột ngột sẽ tạo thành các vết nứt trên tường.
Cũng có thể là do nhà được thi công trong thời tiết nắng gắt khiến nước bốc hơi nhanh. Những vật liệu bị bốc hơi nhanh dẫn tới hiện tượng tường nhà bị nứt.
Nhà xây trên nền đất yếu
Nền móng là yếu tố quyết định tuổi thọ của ngôi nhà. Nếu nền đất yếu, nên lựa chọn hệ thống móng vững vàng để tránh những vấn đề về sau như tường nhà bị nứt. Dấu hiệu để biết vết nứt do móng gây ra là ở các vị trí mép cửa sổ hay giữa tường.
Do tác động ngoại cảnh
Tường nhà bị nứt cũng có thể bị nứt do tác động mạnh từ những ngoại lực như: đục, khoang,… Đây là nguyên nhân duy nhất làm tường bị nứt sau khi thi công xong ngôi nhà.
Sau khi đổ bê tông mà không bảo dưỡng, không tưới nước đủ ẩm sẽ khiến bê tông bị rạn nứt gây ra những vết nứt tường ngoại thất làm mất thẩm mỹ của tổng thể căn nhà. Với những ngôi nhà cũ, tường nhà bị nứt là điều dễ hiểu bởi kết cấu dầm, móng, gạch cũng sẽ bị dập, nát, lún.
Kỹ thuật sơn, trát kém chất lượng
Kỹ thuật sơn, trát là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nứt tường bởi những vết nứt thường xuất hiện ở vị trí lớp trát. Khi người thợ trát tường không đều tay tay trát một lớp quá dày cũng khiến tường nhà bị nứt.
Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không?
Tường nhà bị nứt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sinh sống trong ngôi nhà. Đồng thời, tình trạng này cũng làm mất thẩm mỹ của căn nhà. Đối với những vết nứt chân chim, bạn không cần quá lo lắng vì vết nứt này sẽ không ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà.
Đối với trường hợp tường nhà bị nứt sâu, bạn cần kiểm tra và cần xử lý kịp thời để tránh các tình huống xấu nhất sẽ xảy ra. Trường hợp này để lâu sẽ khiến ngôi nhà bị đứt, gãy và sập.
Khi trời mưa, nước sẽ ngấm theo vết nứt dễ gây ẩm mốc làm cho tường nhà bị nứt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Những vết tường nhà bị mốc này khi không được xử lý kịp sẽ làm bong tróc tường, đặc biệt khi để lâu các lỗ hổng sẽ bị lan rộng.
Nếu tường nhà bị nứt với vết nứt quá lớn ở vị trí quan trọng trong kết cấu căn nhà sẽ làm cho ngôi nhà có nguy cơ bị sụt lún. Khi đó cả sức khoẻ lẫn tính mạng của con người đều bị đe dọa.
Vì vậy, việc xử lý tường nhà bị nứt là điều quan trọng và cấp bách. Khi để lâu, vết nứt sẽ càng lớn khiến bạn tốn nhiều chi phí sửa chữa hơn và thẩm mỹ của ngôi nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Tường nhà bị nứt mang điềm gì?
Căn nhà của bạn đã cũ và xuất hiện các vết nứt. Đây là một hiện tượng bình thường, bạn sửa chữa kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bạn và các thành viên trong gia đình.
Nếu ngôi nhà của bạn mới xây bỗng xuất hiện nhiều vết nứt tường, đây có thể là tín hiệu xui xẻo. Tín hiệu này cho biết ngôi nhà của bạn dễ bị sập, trong nhà có người ốm hoặc nhà bạn sắp phải chia ly, xa cách.
Cách xử lý tường nhà bị nứt dọc, nứt ngang
Vết nứt nhỏ, vết chân chim
Đây là những vết nứt xuất hiện khi kỹ thuật sơn trát không đảm bảo. Trường hợp này bạn không cần gọi thợ mà có thể tự sửa chữa được để tiết kiệm chi phí. Bạn có thể khắc phục tình trạng tường nhà bị nứt bằng cách sau:
- Đục lớp hồ trước dọc theo khe nứt trên tường
- Dọn sạch sẽ lớp hồ đã đục
- Tưới ẩm vị trí cần sơn lại bằng nước sạch
- Tô lại vết nứt bằng cát mịn hoặc vữa già xi măng
- Đợi 7 – 10 ngày rồi chà, trét, sơn lại
Vết nứt lớn
Tường nứt lớn là trường hợp đặc biệt cần xử lý ngay nếu không sẽ khiến khu vực xung quanh cũng bị nứt theo. Biện pháp được nhiều người áp dụng là trát vữa vào vết nứt tạo độ phẳng. Sau đó trái lớp bột phủ lên và sơn thêm một lớp chống kiềm là đã xử lý được vết nứt tường lớn.
Vết nứt sâu
Vết nứt sâu là khó xử lý nhất. Vết nứt này xuất hiện do kỹ thuật xây chưa đảm bảo hoặc làm sai quy trình. Tường bị nứt sâu làm cho gạch cũng bị rạn nứt. Cách tốt nhất để xử lý vết nứt này là thuê đội ngũ xây dựng có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà.
Giải pháp hạn chế nứt tường khi xây nhà
Tường nhà bị nứt hiện đang là vấn đề mà không ai muốn gặp phải. Sau đây Cách Decor sẽ giới thiệu với bạn một số giải pháp hạn chế nứt tường khi xây nhà:
- Chú ý kỹ thuật tường xây thẳng, phẳng, mạch vữa chặt được miết gọn gàng tránh để lồi ra ngoài
- Xử lý những vết nứt nhỏ kịp thời tránh để lan sang các khu vực xung quanh
- Tưới tường bị nứt do bị ẩm thường xuyên vào mùa nóng để hạn chế sự bay hơi làm co lại sau khi xây khoảng 4-5 ngày.
- Dùng xi măng chuyên dùng có phụ gia tạo độ dẻo và làm chậm quá trình đông cứng
- Tường nhà bị nứt dùng gạch xây đảm bảo chất lượng
- Xây móng đảm bảo vững chắc
- Dùng cát hạt nhỏ, ít lẫn sét để trát trường
Xem thêm: Nền nhà bị phồng có điềm gì, lành hay dữ?
Tường nhà bị nứt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và đe dọa đến tính mạng của con người. Cách Decor đã chỉ ra cho bạn mối nguy hiểm vết tường nứt mang lại và cách khắc phục. Hy vọng những thông tin về sửa nhà trên sẽ giúp bạn tìm được phương pháp xử lý vết nứt trong căn nhà của mình.