Trần nhà bị thấm nước gây ra tình trạng loang lổ, nấm mốc,….khiến ngôi nhà của bạn rất kém thẩm mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của gia đình. Vậy làm thế nào để chống thấm trần nhà hiệu quả? Hãy cùng Cách Decor khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Nguyên nhân gây ra thấm trần nhà
Để tìm được giải pháp giúp chống thấm trần nhà hiệu quả, các bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây ra. Hãy để Cách Decor điểm qua một số nguyên nhân chính gây ra thấm trần nhà nhé:
- Quá trình thi công không đảm bảo: Quá trình thi công kém, sai kỹ thuật có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm trần nhà. Trong nhiều trường hợp, việc tính toán sai nguyên vật liệu, phương pháp xây trần cũng sẽ dẫn đến tình trạng tương tự.
- Không chống thấm trần nhà: Rất nhiều người đã và đang chủ quan trong quá trình chống thấm cho trần nhà, không có phương pháp xử lý hiệu quả nên dẫn đến tình trạng thấm, dột trong quá trình sử dụng.
- Kết cầu nền yếu: Trên thực tế, nếu như kết cấu nền móng bị yếu thì trần nhà sẽ xảy ra các vết nứt, rạn,… Đây là điều kiện để nước thẩm thấu và gây ra tình trạng thấm, dột nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng điều kiện thời tiết: Việt Nam với đặc điểm thời tiết nóng ẩm với mức chênh lệch nhiệt độ cao có thể khiến các lớp bê tông gặp phải tình trạng nứt, vỡ,….
- Trần nhà bị thấm dột do sân thượng bị ứ đọng nước lâu ngày, nước bị thẩm thấu qua các vết nứt và ngấm xuống bên dưới.
Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân, các bạn sẽ có phương án xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả và tiết kiệm. Nếu để tình trạng thấm trần nhà diễn ra lâu, kết cấu nhà của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời tình trạng ố vàng, loang lổ, rêu mốc,… sẽ gây mất thẩm mỹ.
Các sản phẩm chống thấm trần nhà
Trên thị trường hiện nay đã và đang xuất hiện rất nhiều sản phẩm chống thấm trần nhà hiệu quả, dưới đây sẽ là Top 5 sản phẩm chống thấm trần nhà được tin dùng nhất.
Keo chống thấm trần nhà
Keo chống thấm trần nhà đang được biết đến là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, không phải toàn bộ trần nhà đều gặp phải tình trạng thấm dột, đôi khi chỉ các vết nứt chỉ xuất hiện ở một vài khu vực nhất định.
Vì vậy, keo chống thấm sẽ là giải pháp giúp bạn xử lý được các vết nứt ở nhiều vị trí khác nhau mà không cần phải tác động đến toàn bộ trần nhà.
Khi sử dụng keo chống thấm trần nhà, các vết nứt sẽ được bịt kín, ngăn không cho nước hay hơi ẩm gây ảnh hưởng đến kết cấu. Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng nứt hay ẩm mốc đến các khu vực xung quanh, đảm bảo trần nhà của bạn có tuổi thọ bền vững.
Một số sản phẩm keo chống thấm trần nhà:
- Keo chống thấm trần nhà Selleys No More Gaps: Đây là sản phẩm keo trám có độ đàn hồi tương đối tốt, ngăn ngừa tình trạng nứt gãy và giúp xử lý triệt để các vết nứt.
- Keo chống thấm TX911: Đây là sản phẩm keo ở dạng lỏng, được tin dùng bởi độ bám dính cao và đàn hồi tốt. Hiện nay, keo chống thấm TX911 được sử dụng rất nhiều trong thi công chống thấm sàn nhà, chống thấm tại các khe nứt hoặc chống nứt ở các bờ tường,….
- Keo chống thấm AS: Loại keo này có sự cải tiến rất nhiều so với các dòng keo thông thường, không chứa dung môi hay silicon và có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết cực đoan.
Xem thêm: 3 vị trí chống thấm ngược bạn nhất định phải lưu ý
Sơn chống thấm trần nhà
Sơn chống thấm cũng được biết đến là giải pháp hữu hiệu cho các tình trạng thấm dột trần nhà. Cơ chế hoạt động của sơn chống thấm chính là tạo một lớp màng chống nước để ngăn ngừa nước hay độ ẩm tích tụ và thẩm thấu vào các cấu trúc bên trong.
Để sử dụng sơn chống thấm trần nhà hiệu quả, các bạn tiến hành quét trực tiếp từ 2-3 lớp sơn lên bề mặt bị nứt, vỡ,… Lưu ý mỗi lớp sơn cần cách nhau từ 5-10 phút, sau đó các bạn có thể kiểm tra lại bằng cách bơm một lượng nước vừa phải lên trên trần nhà.
Ưu điểm của các dòng sơn chống thấm chính là độ thẩm mỹ cao, phù hợp với điều kiện kiến trúc của ngôi nhà. Đặc biệt, sơn chống thấm thích hợp sử dụng ở mọi tình trạng nhà ở, kể cả những ngôi nhà cũ hay những ngôi nhà mới.
Tấm chống thấm trần nhà
Tấm chống thấm được cấu tạo bởi một lớp nhựa dày bên trên bề mặt, có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng,… Cách sử dụng của tấm chống thấm trần nhà rất đơn giản, các bạn chỉ cần bóc bỏ phần vỏ silicon ở bên ngoài và dán trực tiếp lên trên bề mặt cần chống thấm.
Theo chia sẻ của những người đã từng sử dụng, khả năng kết dính của các tấm chống thấm trần nhà là rất lớn, tuổi thọ có thể lên đến chục năm. Sau khi dán các tấm chống thấm, các bạn có thể tiến hành sơn để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.
Xịt chống thấm trần nhà
Theo nghiên cứu, bình xịt chống thấm trần nhà có thành phần từ các phân tử cao su non, có dạng đặc và được sử dụng bằng cách xịt trực tiếp lên bề mặt. Xịt chống thấm trần nhà có thể được sử dụng ở các vị trí như tường nhà, sân thượng, trần nhà hay thậm chí là các khu vực mái tôn.
Với khả năng kết dính hoàn hảo cùng cách sử dụng dễ dàng, sản phẩm đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Để phát huy tối đa hiệu quả của bình xịt, các bạn không được vệ sinh bề mặt trước khi xịt vì có thể khiến phần sơn bị bong tróc nhanh chóng. Trong quá trình xịt, cần xịt đều tay và đảm bảo lớp sơn bao phủ được toàn bộ bề mặt. Lưu ý nên xịt từ 2-3 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường là một dạng chất lỏng có độ nhớt, thành phần gồm bitum và một số hợp chất khác. Khi sử dụng để chống thấm trần nhà, nhựa đường có khả năng bám dính rất tốt tại các khe hở hay vết nứt lớn, độ đàn hồi cao và có thể chịu đựng được áp suất lớn của nước.
Cùng với đó, giá thành của nhựa đường khá phải chăng nên được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Trước khi sử dụng nhựa đường để chống thấm trần nhà, các bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt và xác định chính xác tình trạng của trần nhà.
Nhựa đường sau khi được đun sôi sẽ pha thêm dầu, sử dụng con lăn để quét trực tiếp nhựa đường lên phần bề mặt cần chống thấm. Các bạn nên thực hiện quét nhựa đường chống thấm vào lúc trời nóng để đạt hiệu quả tối đa và giúp nhựa đường khô nhanh chóng.
Khi chống thấm trần nhà, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột trần nhà để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả
- Xác định tình trạng thấm dột, nếu như thấm ở nhiều khu vực thì lựa chọn phương pháp sơn, còn nếu ít thì có thể lựa chọn các loại keo chống thấm
- Đảm bảo vệ sinh thật kỹ bề mặt trước khi tiến hành chống thấm, lưu ý loại bỏ thật kỹ bụi bẩn, nấm mốc, rêu,…
- Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, các trình độ kỹ thuật cao
Xem thêm: 6 Vật liệu chống thấm sàn nhà “chuẩn không cần chỉnh”
Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các phương pháp và sản phẩm chống thấm trần nhà hiệu quả. Cách Decor xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết chia sẻ cách chống thấm khác.