Nhà vệ sinh là vị trí cần phải chống thấm hết sức cẩn thận vì thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước. Hãy cùng Cách Decor đến với bài viết sau đây để khám phá tuyệt chiêu với 5 bước chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika “chuẩn không cần chỉnh”
Tại sao nhà vệ sinh cần phải chống thấm
Nhà vệ sinh là khu vực mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm khi thực hiện việc chống thấm cho ngôi nhà. Dưới đây là một số lý do mà bạn nhất định phải chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika thật cẩn thận cho phòng vệ sinh của mình:
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, rất dễ bị thấm dột, thấm ngược nước vào các bờ tường, sàn nhà, kẽ gạch,…
- Sở hữu nhiều đường ống cấp và thoát nước cho ngôi nhà. Nếu xảy ra tình trạng rò rỉ thì sẽ gây nên các mùi hôi, ẩm mốc,… rất khó chịu.
- Nhà vệ sinh luôn có độ ẩm rất cao do đặc thù của khí hậu tại Việt Nam nên tình trạng thấm, ngấm nước,… sẽ rất dễ xảy ra.
- Tay nghề của đơn vị thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika kém sẽ khiến chất lượng của nhà vệ sinh không đảm bảo, dễ dàng phát sinh nhiều vấn đề thấm dột.
Nhà vệ sinh luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bị thấm dột trong quá trình sinh hoạt và sử dụng hàng ngày. Việc chống thấm nhà vệ sinh đúng cách và đảm bảo sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các tình trạng thấm dột và giúp kết cấu ngôi nhà bền vững theo thời gian. Việc chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika luôn là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Hiện nay, các sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đã và đang nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới. Với thương hiệu uy tín và chất lượng được kiểm chứng qua hàng chục năm, Sika luôn là lựa chọn hàng đầu trong mỗi quy trình chống thấm.
Ở phần bài viết ngay sau đây, hãy cùng Sika đón đọc cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đơn giản, tiết kiệm mà cực kỳ hiệu quả.
Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu
Để đạt hiệu quả chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika, bước đầu tiên mà bạn cần phải quan tâm đó chính là chuẩn bị thật đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết.
Trong nhiều trường hợp, nếu gia chủ hoặc đơn vị thi công chủ quan mà không đảm bảo các vật liệu thì quá trình thi công sẽ bị ảnh hưởng, làm kéo dài thời giant hi công và giảm hiệu quả chống thấm của công trình.
Trước khi bắt đầu chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika, các bạn cần phải chuẩn bị một số vật liệu như sau:
- Vữa đã trộn sẵn: Trong quá trình thi công, các phụ gia chống thấm sẽ được đổ trực tiếp vào phần vữa và tiến hành quét lên bề mặt. Các bạn cần phải trộn sẵn để đảm bảo hiệu quả và độ nhanh chóng khi thi công.
- Khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika cần sử dụng hóa chất để quét lót lên trên bề mặt
- Hóa chất dùng cho các khe trám cổ ống, khớp nối, khe nứt,…
- Màng chống thấm bitumen polymer
- Các loại phụ gia chống thấm khác khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Tùy theo tình trạng của bề mặt và điều kiện tài chính của mỗi gia đình, các loại nguyên vật liệu chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika sẽ thay đổi khác nhau. Vì vậy, trước khi bắt đầu thi công, các bạn cần phải khảo sát thật kỹ để có phương án tiến hành chính xác, hiệu quả.
Bên cạnh việc chuẩn bị nguyên vật liệu, các bạn cần chú ý chuẩn bị và phân bổ thật kỹ nguồn nhân lực thi công cùng các thiết bị hay máy móc đi kém. Với sự chuẩn bị kỹ càng, chắc chắn hiệu quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika sẽ diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Chuẩn bị bề mặt thi công
Bước thứ 2 mà bạn cần phải lưu ý trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika chính là chuẩn bị thật kỹ bề mặt. Ở bước thứ 2 này, các bạn có thể chia thành 2 trường hợp:
Công trình cũ với phần chống thấm chưa hiệu quả
Đối với các công trình cũ và đã bị tổn hại do hệ thống chống thấm kém chất lượng, các bạn sẽ mất nhiều công sức và thời gian để xử lý bề mặt.
Các bạn sẽ cần phải loại bỏ toàn bộ phần gạch, lớp xi măng bên trên mặt sàn trước khi tiến hành thi công. Bên cạnh đó, các trang thiết bị lắp đặt tại bề mặt cũng phải được tháo dời để có không gian thi công.
Trước khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika các bạn cần lưu ý loại bỏ các khu vực đã bị nấm mốc, rêu phong, bụi bẩn,… một cách tối đa. Đây là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hiệu quả chống thấm cho nhà vệ sinh.
Công trình mới hoàn thiện phần thô
Các bạn cần dọn dẹp sạch sẽ và vệ sinh thật kỹ bề mặt trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika. So với các công trình cũ và đã bị thấm ngược nghiêm trọng thì việc vệ sinh công trình mới hoàn thiện sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Sau khi đã vệ sinh thật kỹ bề mặt và chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, các bạn có thể tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika ngay lập tức.
Trước tiên, các bạn cần phải đục các khu vực bao xung quanh các ống nước để tạo thành các miệng hố, đây là nơi sẽ được đổ bê tông với các phụ gia chống thấm.
Đối với những nhà vệ sinh chưa lắp đặt ống nước, các bạn có thể chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika bằng cách sử dụng lớp phủ Epoxy Sikadur lên trên bề mặt và các khu vực xung quanh.
Ở các bề mặt nhà vệ sinh, các bạn có thể sử dụng hoạt chất sikaproof membrane để xịt đều lên toàn bộ bề mặt từ 2-3 lớp. Sau đó, hãy quét lại bằng 1 lớp vữa sika latex với độ dày từ 1-2 mm.
Để đảm bảo hiệu quả tối đa của quá trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika, các bạn hãy sử dụng thêm 1 lớp phủ vữa chống thấm lên bề mặt. Lưu ý cần phải hoàn thiện khi bề mặt nhà vệ sinh đang trong trạng thái ẩm ướt.
Để hiểu rõ hơn về các sản phẩm Sika dùng trong nhà vệ sinh, Cách Decor đã tìm hiểu và phân tích chi tiết:
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex: Sika Latex là một loại phụ gia chống thấm, thường được kết hợp cùng xi măng để gia tăng khả năng chống thấm cho mặt sàn. Ưu điểm của Sika Latex chính là khả năng kết dính tối đa, tính đàn hồi cao, chống thấm hoàn hảo và không hề độc hại đối với môi trường xung quanh.
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Membrane: Sika Membrane được biết đến là một vật liệu có tác dụng chống thấm dưới dạng bitum polymer. Hiện nay, Sika Membrane đã và đang được sử dụng để chống thấm cho rất nhiều công trình, từ nhà ở dân sinh cho đến các khu công nghiệp, nhà cao tầng,…
Ốp gạch, lát nền cho nhà vệ sinh
Sau khi lớp chống thấm nhà vệ sinh đã khô, các bạn có thể tiến hành ốp gạch, lát nền cho nhà vệ sinh. Theo chia sẻ của các chuyên gia, các bạn nên chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika, Sika Tilebond với nước để ốp gạch, sản phẩm này sẽ tạo nên độ kết dính rất cao.
Trám lại khe gạch
Bước cuối cùng trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika chính là trám lại khe gạch. Tuy nhiên, đối với những khu vực vừa mới được ốp gạch, các bạn cần phải để khô tối thiểu 24h đồng hồ. Quy trình trám khe cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần trộn bột với nước để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
Khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika phần trám khe gạch thì nên sử dụng chổi hoặc bàn chải để đưa vữa vào các khu vực khe gạch. Giúp làm sạch các vùng vữa dư thừa, các bạn có thể dùng các miếng bọt biển đã được tẩm ướt.
Mong rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika. Cách Decor xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết chia sẻ kinh nghiệm chống thấm sau.