Nhà vệ sinh luôn là khu vực tiếp xúc trực tiếp với nhiều nguồn nước và có nguy cơ bị thấm dột rất lớn. Vì thế, việc chống thấm nhà vệ sinh vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi căn nhà. Hãy cùng Cách Decor khám phá cách chống thấm nhà vệ sinh với 6 lưu ý quan trọng ở bài viết sau.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sẽ gồm 4 bước cơ bản như sau:
Khảo sát thực trạng
Trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh, các bạn cần phải khảo sát thật rõ tình trạng để biết về mức độ tổn hại, các khu vực bị ngập nước,… Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng thấm dột trong nhà vệ sinh để đưa ra hướng sửa chữa, cải tạo phù hợp và hiệu quả nhất. Các bạn cần kiểm tra cống thoát nước sàn, hệ thống đường ống nước, mặt sàn nhà vệ sinh,…
Khi tiến hành khảo sát thực trạng, các bạn có thể đi kiểm tra cùng các đơn vị thi công và kiến trúc để có sự đánh giá khách quan và chính xác nhất.
Dựa trên các đánh giá này, các bạn sẽ có thể lựa chọn được cách chống thấm nhà vệ sinh phù hợp và tính toán được các khoản chi phí cần thiết.
Làm sạch bề mặt
Việc làm sạch bề mặt là vô cùng quan trọng đối với quá trình thi công chống thấm nhà vệ sinh, đảm bảo quá trình chống thấm được diễn ra hiệu quả nhất. Trong nhiều trường hợp, các bụi bẩn, nấm mốc,… trên bề mặt sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến các hoạt chất chống thấm.
Đối với việc chống thấm nhà vệ sinh cũ và đã bị tổn hại do nấm mốc, rêu phong, ẩm ướt,… trong thời gian dài, các bạn cần phải tháo dỡ toàn bộ nền gạch cũ và loại bỏ lớp xi măng cũ. Công đoạn này sẽ khá khó khăn và mất nhiều thời gian, tuy nhiên các bạn cần hết sức lưu ý và thận trọng.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần thu dọn toàn bộ vật dụng bên trong nhà vệ sinh để quá trình chống thấm nhà vệ sinh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh
Sau khi đã làm sạch bề mặt nhà vệ sinh, các bạn có thể tiến hành thi công chống thấm. Hiện nay, các bạn có thể chống thấm nhà vệ sinh bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng màng tự dính, màng khò nóng, keo chống thấm,…
Khi lớp màng chống thấm đã khô hoàn toàn, các bạn tiếp tục ốp gạch và lát lại nền để đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng. Để đảm bảo quá trình và hiệu quả thi công chống thấm nhà vệ sinh, các bạn cần lựa chọn đơn vị uy tín uy tín, giàu kinh nghiệm để có thể đưa ra được những góp ý, tư vấn hiệu quả.
Nghiệm thu công trình
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, khi lớp màng chống thấm đã khô, các bạn có thể đổ ngập nước để kiểm tra hiệu quả của công trình. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, các bạn cần liên tục kiểm tra để sớm phát hiện các vấn đề, từ đó có hướng giải quyết hợp lý.
Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh
Trên thị trường hiện nay đã và đang xuất hiện rất nhiều vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, các bạn cần phải căn cứ trên điều kiện thực tế của căn phòng vệ sinh nhà mình.
Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến của đơn vị thi công hoặc các chuyên gia để có thể cân nhắc được nhiều lựa chọn hơn.
Lưới chống thấm nhà vệ sinh
Lưới chống thấm nhà vệ sinh được làm từ những sợi thủy tinh, có đặc tính dẻo dai, không lão hóa và kháng oxy hóa rất tốt. Lưới thủy tinh hiện nay được sử dụng rất nhiều trong chống thấm nhà vệ sinh, mang lại nhiều ưu điểm tích cực như sau:
- Khả năng kết dính vô cùng tốt
- Chống các xung lực bởi tính chất dẻo và dai
- Có khả năng cách nhiệt, cách âm
- Chống thấm nhà vệ sinh giúp tình trạng nấm mốc không còn xảy ra
- Có khả năng định vị rất tốt
Đối với lưới chống thấm nhà vệ sinh, các bạn có thể sử dụng để chống nứt các bề mặt ngòaì của tường nhà, chống thấm tường nhà, ngăn ngừa nước đi theo các vết nứt gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến kết cấu. Đối với một số căn phòng vệ sinh đang có tình trạng xuống cấp, lưới thủy tinh sẽ có tác dụng gia cố và tăng sức chịu lực cho các bề mặt.
Ngoài ra, khi kết hợp cùng với các chất chống thấm dạng lỏng thì có thể mang lại hiệu quả cực kỳ cao khi chống thấm các khu vực ẩm ướt, nhất là nhà vệ sinh.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng hiện đang là phương pháp giúp chống thấm nhà vệ sinh được rất nhiều người ưa chuộng.
Sau khi làm sạch bề mặt cần chống thấm, bạn chỉ cần để màng khò bên trên và tiến hành khò nóng, tấm màng sẽ ngay lập tức bám dính trên bề mặt và giúp chống thấm hiệu quả.
Các bạn có thể sử dụng màng khò nóng cho nền nhà vệ sinh của mình, giúp ngăn ngừa tối đa tình trạng thấm dột nước xuống các khu vực bên dưới.
Keo chống thấm nhà vệ sinh
Keo chống thấm nhà vệ sinh với đặc tính đàn hồi cao, chịu nhiệt và rất dễ dàng sử dụng, các bạn hoàn toàn có thể tự sử dụng ngay tại nhà mà không cần có kỹ thuật cao nào. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika là một trong cách đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí.
Khi xác định được vị trí bị rạn, nứt,… ở trong nhà vệ sinh, các bạn dùng máy để bắn phần keo chống thấm lên các vị trí đó. Để đảm bảo hiệu quả chống thấm một cách tối đa, sau khi sử dụng kéo chống thấm, các bạn có thể phủ lại bằng các lớp sơn.
Lưu ý chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là một bộ phận quan trọng của mỗi ngôi nhà. Với đặc thù là vị trí luôn chịu nhiều ảnh hưởng của nước và thường xuyên ẩm ướt, nhà vệ sinh rất dễ gặp phải tình trạng ngấm, dột,… hết sức nghiêm trọng. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng để chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả.
Khảo sát thực trạng của căn phòng vệ sinh
Bước đầu tiên và cũng đặc biệt quan trọng trước khi tiến hành chống thấm chính là khảo sát thực trạng của căn phòng vệ sinh. Các bạn cần phải khảo sát thực trạng để kiểm tra, xác định các vị trí thấm, dột, ẩm ướt,… của căn phòng để từ đó có phương án thi công phù hợp và hiệu quả nhất.
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Nhà vệ sinh là khu vực rất đặc biệt và cần phải được chống thấm thật kỹ càng. Vì thế, các bạn phải lựa chọn được đơn vị thi công giàu kinh nghiệm, uy tín để có thể đưa ra các góp ý chính xác và đảm bảo quá trình thi công nhanh chóng, hoàn hảo.
Xem thêm: 5 địa chỉ chống thấm tại Hà Nội uy tín chất lượng
Lựa chọn được vật liệu và phương pháp chống thấm nhà vệ sinh phù hợp
Mỗi căn phòng sẽ đều có mỗi tình trạng riêng, các bạn cần phải cân nhắc theo các yếu tố để lựa chọn được các vật liệu hay phương pháp chống thấm phù hợp.
Ví dụ như đối với ngôi nhà mới xây, các bạn có thể sử dụng lớp sơn chống thấm hoặc các phụ gia để chống thấm phần sàn. Tuy nhiên, ở các ngôi nhà cũ, quá trình chống thấm ban đầu không đảm bảo khiến mặt sàn có thể bị ẩm mốc, loang lổ,… rất mất thẩm mỹ nên bạn sẽ mất nhiều thời gian để vệ sinh và phải sử dụng các sản phẩm chống thấm mạnh hơn.
Làm sạch thật kỹ bề mặt trước khi chống thấm
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh. Việc làm sạch kỹ bề mặt sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc,… để từ đó giúp các sản phẩm chống thấm ăn sâu vào bề mặt và tăng hiệu quả chống thấm một cách tối đa.
Nghiệm thu lại công trình chống thấm nhà vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng
Sau khi đã thực hiện bước chống thấm, các bạn cần phải đổ nước để kiểm tra sự hiệu quả của bề mặt chống thấm. Cùng với đó, trong quá trình sử dụng ở thời gian đầu, các bạn cũng cần phải thường xuyên quan sát để phát hiện các sai sót, từ đó có phương án xử lý hiệu quả.
Chuẩn bị tài chính
Trước khi tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh, các bạn cần phải khảo sát để đưa ra phương án cùng mức ngân sách dự phòng để phục vụ cho quá trình chống thấm. Điều này sẽ giúp quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo tiến độ và chất lượng cho công trình.
Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách chống thấm nhà vệ sinh. Cách Decor xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết chia sẻ kinh nghiệm chống thấm sau.